(Hoailegal)-Theo đó, các văn phòng Thừa phát lại được thành lập tại thành phố Thủ Dầu Một (01 văn phòng), thị xã Thuận An (01 văn phòng), thị xã Dĩ An (01 văn phòng), và huyện Tân Uyên (01 văn phòng).
Thành phần hồ sơ gồm: đơn đề nghị thành lập văn phòng Thừa phát lại (mẫu tham khảo), đề án thành lập văn phòng Thừa phát lại (nêu rõ về sự cần thiết thành lập), dự kiến về tổ chức, tên gọi, bộ máy giúp việc (nêu rõ số lượng, chức danh, trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị, địa điểm đặt trụ sở), các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện(có hướng dẫn kèm theo), tài liệu chứng minh trụ sở văn phòng Thừa phát lại có diện tích đảm bảo hoạt động, lưu trữ tài liệu và thuận tiện cho khách hàng, có các điều kiện vật chất cần thiết khác, tài liệu chứng minh về tổ chức bộ máy của văn phòng Thừa phát lại gồm: thư ký nghiệp vụ, nhân viên kế toán, nhân viên hành chính khác..., Quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại thành lập và các Thừa phát lại làm việc theo chế độ hợp đồng của văn phòng Thừa phát lại (bản sao có chứng thực, hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu), các tài liệu liên quan khác (nếu có).
Người nộp hồ sơ là Thừa phát lại thành lập văn phòng hoặc người được ủy quyền (có văn bản ủy quyền hợp pháp).
Số lượng hồ sơ phải nộp gồm 02 bộ, không hoàn trả hồ sơ đã nộp. Hồ sơ nộp trực tiếp tại Phòng Bổ trợ tư pháp-Sở Tư pháp Bình Dương, địa chỉ 469, Đại lộ Bình Dương, phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Không nhận hồ sơ gửi qua đường bưu điện, thư điện tử hay các hình thức khác. Thời hạn tiếp nhận hồ sơ bắt đầu từ ngày 25/12/2013 Nhận hồ sơ trong giờ hành chính, từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần. Buổi sáng từ 07 giờ 00 phút đến 11giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ00 (xem chi tiết tại đây). |
Đức Hoài