Bị giả mạo trang web, phải làm sao?

(Vi bằng Thừa phát lại)-Khi chưa có internet, việc giả mạo, lợi dụng danh tiếng các doanh nghiệp nhằm trục lợi diễn ra dưới các hình thức: Giả mạo nhân viên doanh nghiệp, giả mạo hàng hóa, giả mạo tên gọi doanh nghiệp, giả mạo bao bì, nhãn mác… Khi kỷ nguyên internet bùng nổ, việc giả mạo còn du nhập thêm chiêu mới đó là giả mạo trên internet (giả mạo website, giả mạo email, giả mạo fanpage, giả mạo blog…). 
bị giả mạo website
Phối cảnh dự án Khu đô thị Sala -Q.2, một trong những đối tượng được nhắm đến của các trang web kinh doanh bất động sản khiến chủ đầu tư dự án là công ty Đại Quang Minh đau đầu
Có thể thấy rõ, mục đích của các vụ giả mạo trên internet là hướng đến hạ bệ uy tín chủ thương thiệu, tung tin thất thiệt về sản phẩm hoặc làm cho khách hàng mất dần niềm tin đối với những DN có địa chỉ internet bị giả mạo, thực hiện hành vi “lừa đảo” để bán hàng giả, hàng nhái. Nếu bị giả mạo email thì rất khó phát hiện trừ phi khách hàng phản hồi cho doanh nghiệp nhưng nếu bị giả mạo website, fanpage hay blog... thì cũng dễ phát hiện. Vấn đề là doanh nghiệp có tìm cách phát hiện và hướng xử xử lý.
3 biện pháp phòng ngừa việc bị giả mạo các trang thông tin trên internet:
  • Khi các DN đăng kí tên miền website nên đăng kí luôn các tên miền có liên quan từ .com đến .vn, .com .vn... để hạn chế các đối thủ mua tên miền này và thực hiện website giả mạo.
  • Tiến hành thủ tục đăng ký website và các trang khác mà doanh nghiệp sở hữu theo quy định pháp luật (Trước mắt cần thực hiện thủ tục đăng ký tại trang http://www.online.gov.vn/ )
  • Công bố địa chỉ tên miền website, địa chỉ email, blog, fanpage và các trang thông tin điện tử khác mà doanh nghiệp chính thức sử dụng để khách hàng dễ nhận biết tránh không bị lừa đảo.
Cách phát hiện website, fanpage hay blog giả mạo:
Thường xuyên sử dụng các từ khóa liên quan đến tên doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp để search trên các cỗ máy tìm kiếm lớn (Google, Bing, Yahoo…) để xem xuất hiện ở những trang web nào, thống kê lại những trang web có tên miền hoặc nội dung gần giống với trang web của mình mình.
4 giải pháp xử lý khi bị giả mạo trên internet:
  • Nếu phát hiện có trang web giả mạo, nhân viên công ty cần nhanh chóng cảnh báo cho ban quản lí và thực hiện báo cáo những trang web giả mạo lừa đảo đến các cơ quan chức năng như: Thanh tra Sở Thông tin truyền thông, Thanh Tra Sở Công thương, Cục phòng chống Tội phạm Công nghệ cao.
  • Ngoài ra, doanh nghiệp khi phát hiện các trang web giả mạo lừa đảo nên gửi thông tin này cho tổ chức chống lừa đảo website quốc tế - http://www.phishtank.com (đây là tổ chức cung cấp cơ sở dữ liệu để chống các trang web lừa đảo cho Avira, Kaspersky...). Đối với các website bán hàng trực tuyến nên đăng kí với tổ chức xác thực uy tín - bảo mật website như Verisign. Khi đó, các giao dịch qua website sẽ được mã hóa để đảm bảo an ninh mạng và cũng chống giả mạo website.
  • Phát đi tín hiệu cảnh báo và yêu cầu chấm dứt hành vi đối với chủ sở hữu các địa chỉ giả mạo (email, công văn…).
  • Trong trường hợp thiệt hại của doanh nghiệp là lớn và chủ sở hữu địa chỉ giả mạo vẫn không chấm dứt hành vi, doanh nghiệp có thể khởi kiện tại Tòa án.

gia mao trang web



Khi bị giả mạo thông tin điện tử, nếu cần tạo lập chứng cứ có thể nhờ Thừa phát lại
Trong trường hợp khởi kiện ra Tòa án hay đưa vụ việc ra trước cơ quan có thẩm quyền, để tránh trường hợp chủ sở hữu địa chỉ giả mạo xóa thông tin, doanh nghiệp cần thu thập chứng cứ chứng minh là có địa chỉ giả mạo như vậy đang tồn tại, các thông tin về chủ sở hữu địa chỉ giả mạo ghi trên chính trang đó… Chứng cứ như thế nào thì đủ mạnh, thuyết phục để trước cơ quan có thẩm quyền? Câu trả lời đó là vi bằng của Thừa phát lại. Thừa phát lại bằng các nghiệp vụ chuyên môn của mình sẽ hỗ trợ doanh nghiệp lập vi bằng trên internet ghi nhận lại toàn bộ thông tin trên địa chỉ internet giả mạo. Vi bằng được đăng ký tại Sở Tư pháp trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày lập là chứng cứ vững chắc hỗ trợ yêu cầu doanh nghiệp.
Mới hơn Cũ hơn