Vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản bị chiếm giữ bất hợp pháp

(Đức Hoài) - Tài sản của bạn bỗng nhiên bị người khác chiếm giữ trái pháp luật. Bạn gửi đơn cầu cứu nhiều nơi nhưng chưa được giải quyết. Bạn quyết định kiện ra Tòa án. Hãy đến với dịch vụ Thừa phát lại để được tư vấn lập vi bằng tạo lập chứng cứ trong việc giải quyết tranh chấp.
Nửa đêm, bị chủ cho thuê mặt bằng cũ xông vào chiếm giữ tài sản, “khổ chủ” gửi đơn “kêu cứu” đến các cơ quan chức năng, nhưng vụ việc lại bị “đùn đẩy” giữa các cơ quan có thẩm quyền với nhau, khiến đương sự bất bình…  
Nửa đêm bị “đột kính” 
Ông Hoàng Phan Cao (75 năm tuổi, ngụ phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM) gửi đơn đến các cơ quan có thẩm quyền tố cáo việc ông bị chiếm giữ tài sản một cách bất hợp pháp. Theo ông Cao: Năm 2001 ông (chủ DNTN Tân Cao Sơn) thuê gần 1000 m2 của bà Kim H tại số (175/9 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh) để kinh doanh nhà hàng. Đến tháng 4/2009, bà Kim H chuyển nhượng diện tích mặt bằng cho vợ chồng bà Trần Thị Kim Phượng – Nguyễn Phước Tâm, có sự chứng kiến của ông Cao.
Cán bộ Thừa phát lại, lập vi bằng có sự chứng kiến của bà Kim H.
Cán bộ Thừa phát lại, lập vi bằng có sự chứng kiến của bà Kim H.
Theo thỏa thuận của các bên, từ ngày 7/4/2009, ông Tâm được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (GCN) nên được nhận tiền thuê mặt bằng của ông Cao. Thế nhưng, khoảng 1h ngày 26/4/2011, lợi dụng bảo vệ của nhà hàng đi ra ngoài, bà Kim H đã cho người phá khóa cổng, xông vào thay hết ổ khóa mới và dùng xe ô tô chặn ngang lối vào nhà hàng. Sau đó, bà Kim H không cho chủ doanh nghiệp vào lấy sổ sách kế toán, tiền bạc (ước tính tổng tài sản gần 3 tỷ đồng) của ông Cao với lý do bà có tranh chấp với phía ông Tâm. Mặc cho ông Cao giải thích: “Phía ông Tâm đã nhận chuyển nhượng mặt bằng và được cấp GCN nhà đất hợp pháp. Ông Cao thuê mặt bằng với ông Tâm chứ không thuê của bà Kim H, mà bà chiếm giữ tài sản của nhà hàng”. Tuy nhiên, bà Kim H vẫn không cho ông Cao vào lấy tài sản của mình.

“Đùn” trách nhiệm!?
Thấy tài sản của mình vô cớ bị chiếm giữ bất hợp pháp, ông Cao trình báo sự việc với Công an phường 17 và Công an Q.Bình Thạnh, TP.HCM. Ngày 19/7/2011, Công an phường 17 có văn bản trả lời ông Cao: “Muốn biết bà Kim H có hành vi chiếm giữ tài sản hay không đề nghị ông làm đơn gửi Công an quận  để được xem xét”… 
Ông Cao đến Công an Q.Bình Thạnh thì được nơi đây trả lời: “Đây là vụ việc  dân sự, nên công an không giải quyết”?!; không đồng ý với trả lời của Công an quận, ông Cao gửi đơn đến Thanh tra Công an TP.HCM thì nơi đây lại chuyển đơn về Công an quận Bình Thạnh để xem xét, còn VKSND TP.HCM cho biết đã chuyển đơn của ông Cao về VKSND quận Bình Thạnh để thực hiện kiểm sát theo thẩm quyền. 
Từ khi bị chiếm giữ tài sản đến nay đã 7 tháng, mặc cho ông Cao gửi đơn kêu cứu, “ngược, xuôi” từ cấp phường đến quận rồi lên thành phố nhưng vụ việc vẫn bị chưa được giải quyết.
Trao đổi với PLVN, một luật sư cho biết: “Bà Kim H, chuyển nhượng phần đất nói trên cho vợ chồng ông Tâm, ông Tâm đã được cấp Giấy chủ quyền nhà đất nên ông Cao thuê của ông Tâm là hợp lệ. Việc chiếm giữ tài sản nói trên có thể coi là  hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản được qui định trong Bộ luật Hình sự, cần được xem xét xử lý”. Tuy nhiên, cho đến nay ông Cao vẫn bị phía bà Kim H, chiếm giữ tài sản bằng cách khóa cửa không cho chủ doanh nghiệp lấy tài sản và hoạt động. Quá bức xúc trước hành vi xem thường pháp luật nói trên, ông Cao đã phải đến Văn phòng thừa phát lại quận Bình Thạnh nhờ lập vi bằng ghi nhận sự việc để làm cơ sở tố cáo bà Kim H.   
Theo http://www.phapluatvn.vn/
Mới hơn Cũ hơn