(Vi bằng Thừa phát lại)Ngày 09/04 vừa qua, văn phòng Thừa phát lại Quận Thủ Đức vừa tiếp nhận và hỗ trợ 1 khách hàng liên quan đến tài sản chung của vợ chồng trong và sau thời kỳ hôn nhân.
Ông L.V.T và vợ là bà P.T.Đ ngụ ở Phường Bình Hưng Hòa A, Quận Bình Tân và đang tiến hành thủ tục thuận tình ly hôn tại Tòa án.
Cả hai vợ chồng đều thống nhất với nhau về việc chấm dứt quan hệ hôn nhân và muốn nhanh chóng được Tòa án giải quyết. Trước mắt, cả hai muốn thỏa thuận phân chia khối tài sản chung mà cả hai tạo lập được trong thời kỳ hôn nhân. Sau nữa, đôi vợ chồng cũng muốn bằng cách nào đó dành sự chăm sóc tốt nhất cho người con chung duy nhất của hai người (cháu sinh năm 2006) sau khi bố mẹ ly hôn. Tài sản mà hai bên tạo lập được là 2 bất động sản nằm ở hai địa chỉ khác nhau nhưng đều trong quá trình làm thủ tục để ra các giấy tờ sở hữu, sử dụng
Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, các Thừa phát lại của Văn phòng Thừa phát lại Thủ Đức đã tư vấn cho cả hai thực hiện thủ tục thỏa thuận phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân theo quy định của pháp luật. Ông L.V.T cũng có nguyện vọng là khối tài sản của mình sau khi phân chia sẽ được để lại hoàn toàn cho người con chung sau khi cháu đủ 18 tuổi. Các Thừa phát lại đã tư vấn cho ông T làm 1 bản di chúc có chứng nhận của Văn phòng công chứng với nội dung để lại toàn bộ tài sản mình có được nêu trên cho người con chung.
Trưởng Văn phòng Thừa phát lại Quận Thủ Đức đang tư vấn cho khách hàng về việc lập vi bằng |
Riêng vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng, Thừa phát lại tư vấn cho cả hai thực hiện việc thỏa thuận phân chia khối tài sản hiện có bằng văn bản. Thừa phát lại sẽ đáp ứng yêu cầu lập vi bằng liên quan đến hành vi các bên ký thỏa thuận phân chia tài sản chung đó.
Các Thừa phát lại cũng giải thích rõ cho cả hai vợ chồng rằng, vi bằng có giá trị chứng cứ trước Tòa án, không thay thế văn bản bắt buộc công chứng, chứng thực. Vì bất động sản mà các bên tạo lập được đang trong quá trình làm thủ tục để ra giấy tờ quyền sở hữu, sử dụng nên không đáp ứng điều kiện công chứng thỏa thuận phân chia tài sản chung. Do đó, Thừa phát lại lập vi bằng chỉ nhằm mục đích bổ sung hồ sơ ly hôn, giúp Tòa án đẩy nhanh giải quyết yêu cầu ly hôn của hai người. Dựa trên Thỏa thuận nói trên, các bên phải tiến hành đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật, theo đó, bên còn lại phải ký tất cả văn bản, giấy tờ để bên kia thực hiện thủ tục đăng ký.
Trên đây chỉ là 1 trong số những trường hợp mà Thừa phát lại lập vi bằng liên quan đến sự kiện, hành vi thỏa thuận và cam kết. Các trường hợp tương tự mà Thừa phát lại có thể lập vi bằng bao gồm:
- Thỏa thuận và cam kết về sở hữu, sử dụng tài sản mà Thỏa thuận đó không bắt buộc phải công chứng;
- Thỏa thuận và cam kết chuyển nhượng cổ phần, cổ phiếu theo quy định;
- Tái xác nhận một sự việc đã xảy ra trong quá khứ, nay các bên xác nhận lại và tiến trình giải quyết vụ việc trong tương lai.
- Xác nhận lời khai, lời trình bày…
- Hành vi giao nhận tiền để thực hiện nghĩa vụ…
- Ghi nhận hành vi ký tên vào một Thỏa thuận, biều mẫu, thông báo theo yêu cầu của Tòa án nước ngoài, hoặc của Bên thứ ba…
Xin hỏi, tôi và vợ tôi đang làm thủ tục ly hôn và muốn thỏa thuận về người nuôi con (cháu được 2 tuổi). chúng tôi có 1 căn nhà ở quận 7 và 1 ở tân bình. Thế thì chúng tôi nên đi công chứng hay đến Thừa phát lại vậy!
Trả lờiXóa