(Hoailegal) - Một bạn có tên facebook là Thành Vũ gửi câu hỏi đến chuyên trang Tìm hiểu THỪA PHÁT LẠI-Tư vấn pháp luật miễn phí như sau:
"Cho hỏi. Nguyên nhân Chính phủ ra cho ra đời dịch vụ, Văn phòng TPL nhé? do quan thi hành án công chưa đáp ứng đc nhu cầu đương sự và nhiều bản án kéo dài nên CP cho thành lập VP TPL tư hay vì lý do nào đó nữa. Mong add trả lời giúp nhé? Xin cảm ơn."
Hình minh hoạ: Thừa phát lại đang hỗ trợ xác minh điều kiện thi hành án
Trước hết chuyên trang Tìm hiểu Thừa phát lại xin cảm ơn câu hỏi của bạn Thành Vũ! Chúng tôi nhớ không nhầm thì đây là câu hỏi thứ 2 của bạn đến chuyên trang!
Trước hết chuyên trang Tìm hiểu Thừa phát lại xin cảm ơn câu hỏi của bạn Thành Vũ!
Câu hỏi của bạn liên quan đến ý kiến của các cấp quản lý. Tuy nhiên, dưới góc độ là những người trong nghề, tiếp nhận nhiều yêu cầu của khách hàng, nghe họ phản ánh về những nhu cầu của họ cần đến 1 tổ chức như văn phòng Thừa phát lại hỗ trợ, chúng tôi xin trả lời bạn như sau :
Thừa phát lại ra đời xuất phát từ các nhu cầu và yêu cầu thực tiễn của hoạt động bổ trợ tư pháp.
Thứ nhất, phải khẳng định, nguyên nhân ban đầu, chủ yếu và quan trọng nhất cho ra đời chế định là do các cơ quan thi hành án dân sự công chưa đáp ứng hết được khối lượng công việc :
- Công việc thi hành án
- Công việc xác minh điều kiện thi hành án
- Công việc tống đạt văn bản cho đương sự
Đồng chí Nguyễn Đức Chính, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp còn đang làm Giám đốc Sở Tư pháp TP. Hồ Chí Minh đã nhận thấy được rằng khối lượng công việc mà cơ quan thi hành án dân sự công phải thực hiện là rất lớn (đặc biệt là ở Tp. Hồ Chí Minh). Trong đó, mảng công việc tống đạt văn bản đến đương sự và mảng xác minh điều kiện thi hành án cũng chiếm tỉ trọng không nhỏ.
Do đó, đồng chí Nguyễn Đức Chính đã đề xuất Quốc hội tái sinh mô hình Thừa phát lại trước đây, mong muốn sự ra đời của văn phòng Thừa phát lại như 1 cơ quan thi hành án tư, chia sẻ công việc với cơ quan thi hành án công. Và thực tế, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 24/2008/QH12 cũng dùng cụm từ “ thực hiện chủ trương xã hội hóa một số công việc có liên quan đến thi hành án dân sự” để cho ra đời của chế định Thừa phát lại. Việc lựa chọn 12 địa phương thí điểm cho đợt 2 cũng tập trung vào tiêu chí khối lượng vụ việc thi hành án/chấp hành viên/năm của chấp hành viên là quá cao.
Thứ hai, đó là sự đáp ứng các nhu cầu thực tiễn khác hoạt động Thừa phát lại, bao gồm:
- Thẩm phán và Thư ký mất khá nhiều thời gian cho hoạt động tống đạt văn bản dẫn đến án kéo dài, tiến độ giải quyết vụ án chậm, người dân bức xúc…
- Người dân trong các quan hệ pháp lý, giao dịch cần 1 cơ quan ghi nhận lại hành vi, sự kiện của các bên để làm chứng cứ về sau, đặc biệt là chứng cứ tại Toà án. Vi bằng của Thừa phát lại giúp người dân tạo lập chứng cứ (nguồn chứng cứ) trong các quan hệ giao dịch. Thừa phát lại cũng như Công chứng viên, đều là những “ Thẩm phán phòng ngừa”. Những vụ việc có chứng cứ (nguồn chứng cứ) rõ ràng sẽ giúp cơ quan tiến hành tố tụng không mất nhiều thời gian trong khâu xác minh, lựa chọn chứng cứ để giải quyết vụ việc.
Lời kết, Thừa phát lại ra đời là do nhu cầu thực tiễn của xã hội mà nhu cầu cấp thiết nhất là nhu cầu chia sẻ công việc với cơ quan thi hành án dân sự công.