3 giải pháp đối phó việc nói xấu trên mạng

(Vi bằng Thừa phát lại)-Danh tiếng, uy tín của một doanh nghiệp được gây dựng từ một quá trình phấn đấu, nỗ lực lâu dài của doanh nghiệp. Nó không đơn thuần là được tạo ra từ các hoạt động quảng cáo, marketing hay từ thiện mà cái chính là đến từ chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp của bạn cung cấp cho khách hàng. 
Hình minh họa
Tuy nhiên, trong thời đại bùng nổ của internet, kỷ nguyên mạng xã hội, tất cả những nỗ lực và sự phấn đấu lâu dài đó đều có thể bị sụp đổ với chỉ vài giây đánh máy và mấy lần click chuột từ một khách hàng bất mãn hay nhân viên trở mặt. Vậy, phải làm gì trong những trường hợp này? Dưới đây, chúng tôi xin đưa ra 3 giải pháp để phòng tránh và giải quyết việc trên:
1. Thực hiện các phương pháp phòng ngừa: Xây dựng và công bố nội quy làm việc, nguyên tắc tiếp xúc khách hàng và tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Qua đó, thể hiện những cam kết của doanh nghiệp đối với khách hàng. Hãy đảm bảo là tất cả các nhân viên của công ty đều phải tuân thủ chặt chẽ vấn đề này.
2. Giao tiếp với khách hàng: Khuyến khích khách hàng nói về những cảm nghĩ của họ sau khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình qua các kênh như: Phiếu đánh giá, Phiếu khảo sát, Đánh giá trên website văn phòng, mạng xã hội… Hãy chân thành cảm ơn khách hàng vì những ý kiến đóng góp thể hiện sự phê bình của họ.
3. Cẩn trọng với các lời bịa đặt: Lời bịa đặt về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp thực sự là vấn đề rất nghiêm trọng đặc biệt là trong kỷ nguyên mạng internet đang bùng nổ. Để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp không nên bốc đồng mà dẫn đến hậu quả xấu. Doanh nghiệp cũng không nên im lặng bởi im lặng đồng nghĩa với việc thừa nhận với khách hàng lời đồn đại đó là có cơ sở. Doanh nghiệp có thể cho khách hàng thấy những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt mà sản phẩm, dịch vụ mình đã đáp ứng được. Một kế hoạch truyền thông nhỏ như khách hàng nào tìm thấy khiếm khuyết của sản phẩm, dịch vụ thì sẽ được đổi trả hàng miễn phí và được thưởng 1 số tiền hay giải thưởng có giá trị…
làm gì khi bị nói xấu trên mạng
VP Thừa phát lại Thủ Đức đang lập vi bằng ghi nhận nội dung  trên internet
Ngoài ra, đối với những lời bịa đặt trên mạng mà mức độ ảnh hưởng rất nghiêm trọng thì cần phải sử dụng đến công cụ pháp lý như khởi kiện, yêu cầu chấm dứt hành vi bịa đặt, đòi bồi thường thiệt hại… Trước đó, cần thiết sử dụng các biện pháp thu thập chứng cứ mà vi bằng trên mạng do Thừa phát lại lập là chứng cứ quan trọng phục vụ cho vụ kiện của doanh nghiệp. Vụ việc Ô tô Phạm Gia bị Ô tô Xuyên Việt bêu xấu trên mạng và sau đó đã thắng kiện nhờ sử dụng vi bằng của Thừa phát lại là vụ việc điển hình cho thấy giá trị chứng cứ to lớn của vi bằng. 
Đức Hoài
Mới hơn Cũ hơn