Theo
thống kê của TAND Thành phố Hồ Chí Minh, tính đến tháng 6/2015, TAND hai cấp tại
Thành phố có 117 vụ việc sử dụng vi bằng của Thừa phát lại làm chứng cứ trong
xét xử. Điều đáng lưu ý là, các vi bằng do Thừa phát lại lập đều được Tòa án sử
dụng trong xét xử, chưa có vi bằng nào bị Tòa án tuyên vô hiệu.
Các
vi bằng được sử dụng tại Tòa án thường phổ biến ở các loại việc và có những ý
nghĩa sau:
-
Vi
bằng dùng làm cơ sở để thụ lý và giải quyết vụ án: ghi nhận việc giao thông báo đòi nhà, đòi tài
sản... Những trường hợp này, trước khi
khởi kiện tại Tòa án, đương sự phải chứng minh rằng mình đã thực hiện thủ tục
thông báo yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ, và việc Thừa phát lại lập vi bằng
ghi nhận sự kiện có thông báo là chứng cứ quan trọng giúp đương sự thực hiện việc
khởi kiện tại Tòa án. Dựa trên vi bằng mà Thừa Phát lại đã lập, Tòa án đã thụ
lý và dùng vi bằng làm chứng cứ để xét xử.
-
Vi
bằng dùng làm chứng cứ trong xét xử:
các loại vi bằng như: xác nhận tình trạng thiệt hại của cá
nhân, tổ chức do người khác gây ra; Xác nhận việc từ chối thực hiện công việc của
cá nhân, tổ chức mà theo quy định của pháp luật cá nhân, tổ chức đó phải thực
hiện, ghi
nhận hiện trạng công trình, chứng minh thiệt hại, xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp, hàng giả; chứng minh nghĩa vụ thông báo
trước; việc hoàn thiện hình thức của hợp đồng…
(Thừa Phát Lại Nguyễn Tiến Pháp - Văn phòng Thừa Phát Lại Thủ Đức đang lập vi bằng ghi nhận sự kiện yêu cầu bàn giao nhà) |
Theo
đánh giá của TAND Thành phố Hồ Chí Minh thì “việc lập vi bằng của Thừa phát lại có ý nghĩa quan trọng
trong việc Tòa án thụ lý, giải quyết vụ án một cách khách quan, đúng pháp luật.
Thừa phát lại vừa giúp người dân có cơ hội bảo vệ có hiệu quả quyền và lợi ích
hợp pháp của mình, vừa giúp Tòa án giải quyết vụ án đúng pháp luật. Những vi bằng
do Thừa phát lại lập, về đa số là đảm bảo tính pháp lý, mang giá trị chứng minh
cao, kịp thời bảo quản, lưu giữ những chứng cứ quan trọng mà nếu không có việc
lập vi bằng của Thừa phát lại thì việc thu thập chứng cứ của Tòa án sẽ gặp rất
nhiều khó khăn do có những chứng cứ không còn tồn tại theo thời gian”[1].
Tuy
nhiên, để giá trị của vi bằng được khẳng định một cách đầy đủ và rõ ràng trong
hoạt động xét xử, cần sớm quy định vi bằng có giá trị chứng cứ không cần phải
chứng minh trong các bộ Luật Tố Tụng dân sự, tố tụng hình sự…
Ngoài ra, ở góc nhìn rộng hơn, đánh giá về ý
nghĩa của vi bằng đối với xã hội nói chung hay hoạt động xét xử của Tòa án nói
riêng không chỉ dựa trên những vi bằng đã được Tòa án sử dụng, mà phần lớn là dựa
vào những vi bằng chưa được nộp cho Tòa án để xét xử, thông qua sự kiện lập vi
bằng, các bên đã tự thương lượng, hòa giải các tranh chấp vơi nhau mà không yêu
cầu Tòa án phải xét xử. Và một phần quan trong trong số đó, có rất nhiều vụ án
đang được xét xử tại Tòa án, vi bằng của Thừa phát lại đã tạo niềm tin cho các
bên tự hòa giải, sau đó đương sự rút đơn khởi kiện tại Tòa, qua đó làm giảm tải
hoạt động của Tòa án.
[1] Xem Tham luận của TAND TP.HCM : “Giá trị pháp
lý của vi bằng dưới góc nhìn của cơ quan xét xử - hiệu quả, giá trị tích cực mà
vi bằng mang lại trong quá trình xét xử của tòa án” , tọa đàm về Vi bằng, Sở Tư pháp TP.HCM ngày 24/7/2015, tr 10.