Cải cách: Xin đừng thực hiện nửa vời


Từ bài báo "Chế định thừa phát lại: Dân có quyền… cưỡng chế nhà nước?" (http://enternews.vn/che-dinh-thua-phat-lai-dan-co-quyen-cuong-che-nha-nuoc.html), xin được phép có một số ý kiến nhằm làm rõ thêm như sau:
1. Về ý kiến cho rằng, nếu để các Văn phòng TPL (hoạt động như một DN tư nhân) đi cưỡng chế thi hành án các vụ án hành chính thì có nghĩa là dân đi cưỡng chế nhà nước: Thực tế là, Văn phòng Thừa Phát Lại không tổ chức thi hành án đối với án hành chính.
 Ý kiến so sánh việc tổ chức thi hành án của TPL với việc "dùng “đầu gấu” đi đòi nợ thuê thời gian qua đã gây mất ổn định chinh trị ở một số địa phương" càng phải nên kiểm tra lại!
2. Về ý kiến "không để thừa phát lại làm cưỡng chế thi hành án vì đây là công việc rất phức tạp". Như vậy thì, nếu bản thân ĐB  có bản án, thì có nhờ TPL tổ chức THA không?
Rõ ràng, không phải thi hành bản án nào cũng cần phải cưỡng chế, nhưng nếu không có sức mạnh cưỡng chế được đảm bảo bởi quyền lực Nhà nước thì không cơ quan nào có thể tổ chức thi hành án thành công.
Nếu bỏ thẩm quyền cưỡng chế thi hành án của TPL, điều đó tất yếu sẽ dẫn đến vô hiệu hóa khả năng THA của TPL. Vậy thì, tốt nhất nên loại bỏ chức năng đó của TPL. Chứ để mà nữa vời như thế, chẳng khác nào cười cợt vào hệ thống pháp luật.

3. Về ý kiến của  cho rằng "Thực tế, nhiều thẩm phán khi xét xử đã không công nhận vi bằng do thừa phát lại lập", không rõ có một thống kê nào không. Hiện nay phần lớn vi bằng do TPL tại TP.HCM lập do quá trình thí điểm dài. Tuy nhiên, qua nhiều hội nghị, hội thảo, chưa thấy có báo cáo nào thể hiện số liệu về vi bằng không được công nhận, và lý do không công nhận.

4. Về ý kiến đề nghị "nên cân nhắc chưa nên giao cho thừa phát lại lập vi bằng. Nếu thừa phát lại thực hiện nghiệp vụ này thì trên cơ sở đối chiếu với Luật công chứng". Giá trị của Vi bằng và văn bản công chứng hoàn toàn khác nhau, vi bằng có giá trị chứng cứ, hoàn toàn khác với văn bản công chứng, Không hiểu ý của ĐB thế nào. Nếu cái gì chưa hoàn thiện, thì bổ sung cho hoàn thiện là nguyên lý đúng đắn, đó cũng là ý nghĩa của việc thí điểm, chứ không nên phủ định sạch trơn. Trong thời gian qua, vi bằng của TPL đã cung cấp cho người dân những phương tiên chức minh để tự bảo vệ mình, thể hiện hiệu quả của TPL.

5. Về ý kiến cho rằng " giá dịch vụ tống đạt của thừa phát lại khá cao so với mặt bằng chung, gây tốn kém cho nhà nước, ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan trên. Điều này sẽ gây khó khăn cho chính các văn phòng thừa phát lại khi các ưu đãi trong thời kỳ thí điểm chấm dứt và việc tống đạt thực hiện theo nguyên tắc tự thỏa thuận ", Người viết cho rằng có sự nhầm lẫn về phí tống đạt. Phí tống đạt theo sự thỏa thuận giữa Tòa án, cơ quan THADS trên cơ sở quy định của Nhà nước. Tòa án, CQTHADS là khách hàng của VPTPL, đương nhiên phải trả phí tống đạt. Thời gian qua, việc tống đạt của Văn phòng Thừa phát lại đã góp phần rất nhiều vào việc giảm tải của Tòa án, CQTHADS. Điều này, chắc chỉ những Thẩm phán, Chấp hành viên, Thư ký trực tiếp làm việc mới hiểu rõ hơn ai hết!
6. Cuối cùng: Mong sao các vị Đại biểu xác định lại mục tiêu của việc thí điểm chế định Thừa Phát Lại là xã hội hóa công tác thi hành án dân sự và bổ trợ tư pháp. Thừa phát lại là người do Nhà nước bổ nhiệm và trao quyền để thực hiện những việc đó. Việc tổ chức thi hành án cuối cùng là để làm gì? là để Bản án nhân danh Nhà nước khẳng định công lý được thực thi. Trong quá trình đó, mọi cơ quan, tổ chức đều có những nhiệm vụ riêng của mình theo pháp luật, chứ không phải là ai cưỡng chế ai.
 Những gì chúng ta nói và làm hôm nay, có đi ngược lại với mục tiêu ban đầu hay không?
Mọi hoạt động mang tính chất cải cách, đổi mới, trước tiên phải xuất phát từ mong muốn đổi mới, từ thực tiễn cuộc sống, chứ đừng thực hiện nữa vời, với một tư duy cũ kỹ, lạc hậu!
Thay lời kết, xin trích dẫn Sắc lệnh 130 ngày 19/7/1946 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, việc dùng từ ngữ trong Sắc lệnh 130 rất chuẩn xác, thể hiện đúng tinh thần của Nhà nước pháp quyền, đó là: “Vậy, Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa truyền cho các Thừa phát lại theo yêu cầu của đương sự thi hành bản án này, các ông chưởng lý và biện lý kiểm sát việc thi hành án, cai trị chỉ huy binh lực giúp đỡ mỗi khi đương sự chiếu luật yêu cầu…”.
Văn phòng Thừa Phát Lại Thủ Đức
Mới hơn Cũ hơn