3 bước để bảo vệ tác quyền âm nhạc
Chuyên trang có nhận được câu hỏi như sau:
Chào chuyên trang! Tôi là nhạc sỹ , Hiện nay tôi có thấy đơn vị XYZ đã tự ý sử dụng bài hát độc quyền của tôi như: phát lên You Tube, các website giải trí, cho phép nghe, cung cấp nhạc chuông/nhạc chờ... các tác phẩm của tôi mà không xin phép, không trả tiền nhuận bút, thù lao cho tôi. Tôi phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
Chào chuyên trang! Tôi là nhạc sỹ , Hiện nay tôi có thấy đơn vị XYZ đã tự ý sử dụng bài hát độc quyền của tôi như: phát lên You Tube, các website giải trí, cho phép nghe, cung cấp nhạc chuông/nhạc chờ... các tác phẩm của tôi mà không xin phép, không trả tiền nhuận bút, thù lao cho tôi. Tôi phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
TRẢ LỜI:
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi! trong trường hợp này, Thừa phát lại sẽ hỗ trợ bạn những công việc sau
đây, nhằm làm chứng cứ để thực hiệnbảo vệ quyền lợi của mình:
1- Lập
vi bằng ghi nhận sự kiện đơn vị XYZ đang sử dụng bài hát của bạn
bằng cách mô tả, chụp hình, quay phim, ghi âm... những hình ảnh bài hát của bạn
trên website nhạc chuông/nhạc chờ của đơn vị XYZ hoặc trên các website
khác (nếu có); ghi nhận lượt tải của người sử dụng nhạc chuông/nhạc
chờ đó; trực tiếp nhắn tin tải nhạc và ghi nhận lại mức phí phải
trả cho lượt nhắn tin đó.
2- Lập
vi bằng ghi nhận việc bạn giao thư thông báo cho đơn vị XYZ, yêu cầu đơn
vị phải thực hiện các yêu cầu của bạnlà chấm dứt hành vi vi phạm, gỡ bỏ
bài hát của bạn xuống khỏi website, trả tiền nhuận bút, thù lao tác
phẩm và bồi thường thiệt hại trong một khoảng thời gian hợp lý.
3- Đến thời hạn ấn định trong thông báo, bạn yêu cầu
Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận buổi làm việc giữa bạn và đơn vị XYZ.
Nếu đơn vị này không đồng ý với các yêu cầu mà bạn đã đưa ra thì vi bằng
này là cơ sở chứng minh đơn vị XYZ đã vi phạm quyền tác giả để bạn yêu cầu
các cơ quan chức năng can thiệp hoặc khởi kiện tại Tòa án ;
Ngoài ra, bạn có thể hợp tác với Trung tâm bảo vệ tác quyền
âm nhạc để bảo vệ quyền lợi của mình!
Chúc bạn thành công! Thân ái!