Ký sự tống đạt


Công việc hiện tại của tôi là thư ký tống đạt tại một Văn phòng Thừa phát lại. Tuy công việc không mang đến cho tôi thu nhập đáng mơ ước nhưng nó là bước đi đầu tiên trong sự nghiệp của tôi,  tôi đã được làm việc trong một môi trường  đúng với chuyên ngành mình đã học.Tôi tự hào về việc tôi đang làm – Tống đạt văn bản. Nhiệm vụ là tống đạt các loại giấy, quyết định, … của Tòa án và Chi cục thi hành án cho đương sự. Đi tống đạt là 1 công việc rất vất vả của Thư ký Thừa phát lại. Gặp gỡ nhiều người, tiếp xúc với nhiều cơ quan, suốt ngày phải đi ngoài đường, có nhiều người nghĩ  …. ôi thư ký tống đạt  chắc cũng giống như công việc của một anh bưu tá của bưu điện, một anh shipper thôi”. Tuy công việc thấy dễ vậy thôi, nhưng chỉ có những người trong ngành mới biết được nó rất vất vả như thế nào. Tống đạt là khâu quan trọng trong tố tụng, trong cả quá trình tố tụng của một vụ án, nếu tôi tống đạt văn bản không đúng quy định của pháp luật thì  toàn bộ quá trình tố tụng với biết bao công sức của biết bao con người cũng có thể có khả năng bị tuyên vô hiệu. Vì vậy để hoàn thành tốt công việc, bên cạnh việc am hiểu quy định pháp luật về tống đạt, sắp xếp công việc khoa học thì tôi cần học thêm kĩ năng giao tiếp cởi mở, vui vẻ với mọi người, đặc biệt là với đương sự.
Vào một ngày  giữa trưa hè tháng 7 Sài Gòn, tôi cưỡi “con ngựa sắt” của mình rong ruổi trên những con đường nhựa nóng như thiêu đốt, luồn lách qua những con hẻm nhỏ ngoằn ngèo để  cố gắng tống đạt cho hết sấp văn bản  nhận được từ bộ phận quản lý tống đạt từ ngày hôm qua. Thời tiết Sài Gòn vào những ngày tháng 7 này nóng như một lò thiêu, ngoài đường thì  xe cộ đông đúc , không khí ngột ngạt đến khó thở, tôi tấp vội vào hàng cây trên vỉa hè để tránh cái nóng, uống ngụm nước từ trong ba lô mà tôi có mang theo, xung quanh tôi lúc này còn có những chú xe ôm, cô bán hàng rong cùng ngồi trú nắng, ai cũng tay cầm cái nón que quẩy quạt để nguôi đi cái nóng rát như xát muối vào mặt, rồi tôi lại tiếp tục công việc tống đạt của mình, tôi đi tìm địa chỉ ở một nhà gần bờ sông Sài Gòn, thuộc phường Hiệp Bình Phước Thủ Đức, con đường đi vào đó  là một con đường ngoằn nghèo nằm giữa cánh đồng cỏ  um tùm, không có một bóng người qua lại,một hình ảnh đối lập hoàn toàn với cuộc sống sôi nổi cách đây có 2 kilomet, theo cô tổ trưởng dân phố cho biết khu này ít người sinh sống do là khu giải tỏa, còn một số hộ dân cố bám trụ vì nhiều lí do khác nhau.
Khung cảnh xung quanh bỗng yên tĩnh đến ngỡ ngàng, có thể lắng tai nghe tiếng chim hót véo von trên những vòm cây trứng cá, những hàng me hai bên đường, nhìn có nét gì giống với con đường với hai hàng cây rợp bóng mát gần nhà của ngoại. Đã bao giờ khi dạo quanh trên một con phố quen, bạn bất chợt nghe đâu đó những âm thanh thật trong trẻo và tươi mới mang chút dư vị quê hương khiến bạn thấy lòng xốn xang, rồi bạn nhận ra từ bao lâu bạn đã để lòng mình lơ đễnh và có lúc nào đó đã quên mất những hương vị quê nhà. Tôi chợt bâng khuâng hồi tưởng về tuổi thơ thả diều, tắm sông của mình, một tuổi thơ đầy màu hồng với nhiều kỉ niệm đẹp, cai tuổi hồn nhiên vô tư, chưa  biết nhọc nhằn cho cuộc sống lo toan.
Bánh xe tiếp tục lăn trên con đường đất ngoằn ngèo, Càng chạy vào trong, con đường càng heo hút, nhà cửa thưa dần đi nhường hết cho những bụi cây, không dâu chân người đi, cuối cùng tôi cũng đến được địa chỉ  cần tống đạt, một ngôi nhà sụp xệ, cũ kĩ  vách tường bám đầy rêu rong, cổng rào lưới b40 , không có số nhà, nếu mà không được cô tổ trưởng dân phố đã hướng dẫn đường đi thì tôi có tự tìm địa chỉ cả ngày chắc cũng không tìm ra. Trước nhà là một khoảng sân gạch, cỏ dại mọc lổm chổm, chất đầy những chậu cây cảnh, xơ xác và trơ trụi lá,  bên trái  căn nhà  một hàng me cổ thụ lá rụng đầy sân,  đồ đạc trước sân nhà  lễnh khễnh, lăn lốc. Một mùi ẩm mốc  nồng xộc lên mũi tôi, nó khiến tôi rất khó chịu.
“Ai lại ở một ngôi nhà ghê gớm như thế này  được nhỉ”- tôi thầm nghĩ.
Trước khung cảnh heo hắt của căn nhà này, tôi có cảm giác hơi lạnh sống lưng, cố gắng bình tĩnh tôi bước tiếp vào thềm căn nhà,  tôi  giọng hơi run gọi hỏi thật to  “Cho hỏi chủ nhà có ở  nhà khộng ạ” “ nhà có ai không ạ” “ Con đến gửi thư của Tòa án ạ” gọi mấy tiếng mà không có người trả lời, Vẫn không gian im lặng đến ghê sợ, Tôi định quay lung đi thì bỗng nghe một tiếng động mạnh.
Choanggggggggggggggg!!!!!!
Kèm theo tiếng động đó là tiếng những mảnh thủy tinh rơi lộp độp trên sàn nhà. Tôi theo thói quen nhảy cẩng lên, tim đập thình thịch, trong đầu thầm nghĩ “quái lạ, nhà mình gọi không có ai, tại sao lại làm rơi đồ bên trong căn nhà” cãng nghĩ càng thấy sợ, Tôi rất nhanh quay ra sân, chuẩn bị dắt chiếc xe mình đề máy chuồn thẳng, thì có tiếng  kêu yếu ớt gọi… “chú gì ơi, cậu tìm tôi hả?” Nghe tiếng gọi, tôi quay đầu lại  ngước nhìn xem chủ nhà hay ai gọi mình, từ trong nhà ra là một bà lão tầm 75 tuổi. Bà mặc một chiếc áo bà ba màu chàm,   lếch  chầm chậm ra tới cảnh cửa, khó khăn tiến lại gần tôi, dáng bà gầy, lưng đã còm đi vì tuổi già.
  nói “ Xin lỗi chú,tôi  là chủ nhà, tôi bị tai biếng đi lại khó khăn, giờ già lẩm cẩm rồi, lúc đầu  tôi nghe  tiếng gì đó mà nó lùng bùng lỗ tai, tưởng đâu tiếng gì, chứ không biết chú kêu chủ nhà, lúc tôi khát nước quá với cái ly trên đầu giường để uống không may bị rơi, rồi thẩy có dáng người nhẩy cẩng lên, nên tôi có gắng lếch ra xem thử ai?
Tôi nói: "Dạ, em chào bà. Bà cho con hỏi hỏi ở nhà mình có ai tên là Nguyễn Thị A   và Nguyễn Văn  B không ạ!", “ mà bà có quen biết A và B không ạ” .
Tôi vừa dứt lời mặt bà tái lại, đôi mày cau lại tỏ vẻ khó chịu, khác với lúc bà mới gặp tôi. Bà nói “ chú hỏi  tìm bọn nó làm gì vậy” “ bộ tìm bọn nó đòi nợ hả chú”.
 Tôi nói: "Dạ  chị A , anh B nhà mình có thư của Tòa án  ạ!"
Bà tỏ vẻ ngạc nhiên hỏi: ‘ Thư gì vậy chú chú đọc cho già này nghe thử thư gì, có phải họ kiện tụng, lại đòi nợ nần gì nữa phải không?”.
Tôi nói: "Dạ  là giấy mời chị A , anh B lên họp vụ ly hôn, chị A là nguyên đơn ạ!".
Bà buồn bã,  có giọt nước mắt lăn dài trên khóe mắt , lâu lâu bà đưa bàn tay khô ráp nhăn nheo quẹt qua.
Bà nói: “ A và B là con trai tôi và con dâu tôi. Tôi là C mẹ của thằng B đây cậu ạ »
Bà C tiếp tục : «  Con dâu tôi đã bỏ nhà đi từ mấy tháng nay, hiện không rõ nó đi đâu , còn con trai tôi nó đi làm từ sáng sớm  rồi ».
Tôi nói: “ Dạ, anh B vắng nhà , bà là mẹ  bà nhận  giấy thay cho con trai  bà giúp con nhé ».
Bà C ngập ngừng, lưỡng lự  bà mói : «  Tôi già cả, lẩm cẩm rồi đọc viết không rõ nữa, chú có điện thoại không , tôi gửi số điện thoại của nó  cho chú, chú gọi nó về lấy giấy,  nó có dặn tôi khi nào có giấy tờ gì thì tôi đừng có nhận , gọi điện cho nó nó nói chuyện ». Rồi bà đưa cho tôi 1 cốc  nước, và nói : «  Chú uống cốc nước cho mát, ngoài trời nắng nóng lắm phải không chú ». Thật ra tôi đang khát khan cả cổ họng, thấy bà cho cốc nước tôi  như nắng hạn gặp mưa rào, tôi nhanh nhảu, gấp gáp đưa tay đón nhận. Vừa định đưa cốc nước lên miệng thì .. « oh my god » …tôi hốt hoảng phát hiện trong cốc nước có con lăng quăng đang cựa quậy, tung tăng trong cốc nước. Trong đầu tôi  nghĩ thầm  «  nếu mình nhanh tay, chắc là những con lăng quăng kia chắc đạng tung tăng trong bụng của mình » nghĩ đến đó thôi, thân người tôi bất chợt  rùng mình như có một dòng điện đang chạy trong người.  Thấy tôi chưa uống, bà C giục ;  «  Uống đi chú, nước mát lắm, nhà tôi thích uống nước mưa, nước mưa nó mát, và ngọt lắm, tôi uống nước chai không có quen chú ạ ». Tôi dù khát, nhưng vẫn giả vờ nói : «  Dạ, con mới uống ly nước mía ở ngoài đầu đường rồi ạ, để lát nữa khát con uống ạ ».
Tôi  đang hốt hoảng vì  xém tí nữa là «  xơi tái » mấy con lăng, quăng và hơi thoáng buồn một vì không thể tống đạt thông qua người thân được, có khả năng phải niêm yết cả hai đương sự, tôi thấy bà móc từ trong túi của chiếc áo bà ba bạc màu một mẩu giấy  đã nhàu nát đưa cho tôi.
 C nói : « Số điện thoại của nó đấy chú, chú gọi nó đi ».
Cầm tờ giấy cũ kĩ, nhàu nát có mấy chữ số nhòe màu, tôi bấm số  gọi cho anh B. Giọng một người đàn ông bên đầu giây bên kia vang lên, giọng nói hơi gằn, âm trầm có vẻ hơi đợm buồn : « Alo, tôi B  nghe đây ».
Tôi : « alo, dạ em bên giao thư, anh có giấy mời của Tòa lên họp vụ ly hôn ạ »
Anh B : « Tôi đang trên đường về, 15 phút nữa tôi  tới nhà, anh ráng chờ tôi chút nhé, tôi cần giấy này lắm ».
 Ngồi đợi khoảng 15 phút thì thấy có một người đàn ông gầy còm, làn da mật rám nắng,  ngồi trên chiếc xe lăn điện di chuyển vào sân, người đàn ông chân đi khập khiễng cố gắng đi thật nhanh đến chỗ tôi và nói  «  Chào chú, chú gửi thư cho tôi hả, Tòa mời ngày mấy hả chú »
Tôi nói : «  anh là anh B phải không ? Tòa mời ngày 15 tháng sau anh ạ » vừa nói vừa đưa văn bản cho anh B. Anh B vội đưa tay thật nhanh nhận lấy văn bản. Tôi xin anh B cho tôi xem chứng minh nhân dân và nhờ anh ký nhận cho tôi vào biên bản tống đạt thì anh B nói : «  Chú ký dùm tôi luôn đi, tôi không biết viết chữ chú ơi ».
Tôi «  anh không biết chữ ạ, e không thể ký nhận dùm cho anh được, vậy  để e đọc nội dung văn bản cho anh nghe, anh lăn tay vào biên bản nhận giúp e nhé, cô tổ trưởng chứng kiến giúp cho anh ». Cô tổ trưởng ký tên chứng kiến xong, Tôi cảm ơn cô vì đã nhiệt tình giúp đỡ cho tôi. Rồi cô cũng chào chúng tôi về vì có việc gấp.
Anh B hỏi tôi : «  Chú ơi, vợ tôi bỏ đi  mất tích mấy tháng nay, dẫn theo thằng con trai 5 tuổi của chúng tôi đi luôn, giờ tôi nhớ con trai tôi quá chú ạ »
Anh B tiếp tục nói : « Chú ơi, giờ tôi muốn dành quyền nuôi con thì phải làm sao, căn nhà này cha tôi để lại di chúc cho tôi và mẹ cũng đồng ý để lại cho tô, bây giờ vợ tôi đòi bán cả căn nhà để chia đôi cho nó ».
Tôi lấy trong ví ra name card luật sư của văn phòng và đưa cho anh B nói: “ khi nào anh cần tư vấn pháp luật thì hãy liên lạc số điện thoại này nhé, luật sư sẽ tư vấn miễn phí cho anh, giúp đỡ anh kịp thời ạ ». Ông A ríu rít cảm ơn, và rút trong túi áo sơ mi bạc màu người ra tờ 50.000.000 đồng  dúi vào tay tôi, nói : «  Chú cầm mua ly nước uống nhé, ngoài trời nắng nóng lắm chú », tôi  vội nói  Dạ thôi anh ơi, nhiệm vụ của em mà, anh cất đi, anh chịu ký nhận văn bản là e đã mừng lắm rồi ” tôi từ chối. Tuy nhiên, ông B vẫn kiên quyết dúi vào túi tôi, chú không cầm là lần sau chú có gửi giấy tôi không nhận văn bản nữa đó ». Nghe anh B nói vậy sợ lần sau có gửi mà anh không nhận văn bản nên cầm 50.000.000 đồng đút vào túi, trong lòng thấy vui vì vừa được anh B ký nhận, vừa được B lì xì.
Tôi xin phép anh B cho tôi dán văn bản của bà A lên tường nhà để chụp hình niêm yết. Rồi chào bà C và ông B ra về.
Kết thúc một ngày rong ruổi trên các con đường trên quận Thủ Đức, cuối cùng tôi đã hoàn thành xong hết sấp văn bản mà mình nhận. Được khá nhiều văn bản đương sự nhận trực tiếp, và người thân nhận thay, cùng những trải nghiệm , đúc kết kinh nghiệm thực tiễn khác nhau trong quá trình mình tống đạt, lòng chợt vui phơi phới.
Tác giả: NGUYỄN HỮU LONG
Mới hơn Cũ hơn